I. Giới thiệu giống
So với các giống chuối của Việt Nam như già hương, chuối cau, quả tạ,… chuối già Nam Mỹ nếu chỉ nhìn sơ qua sẽ rất khó phân biệt. Song, đây là một giống chuối lạ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ cho hiệu quả kinh tế khá cao, khả năng sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất kể cả đất phèn mặn nên đòi hỏi giống cây phải thật chuẩn và chất lượng.
Vì là giống chuối cấy mô nên chuối Nam Mỹ phát huy được tối đa ưu điểm là cây sạch bệnh, ít đổ ngã và kháng bệnh tốt, đồng thời, đến vụ sẽ thu hoạch đồng bộ và cho năng suất cao. Tuy nhiên, quy trình nhân giống chuối già Nam Mỹ cấy mô tương đối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt nên chỉ phù hợp với các viện nghiên cứu và những doanh nghiệp chuyên nghiệp hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực nuôi cấy mô sinh học như Viện nghiên cứu giống cây trồng Trung ương.
II. Yêu cầu điều kiện sinh thái
* Yêu cầu về đất đai
Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.
* Yêu cầu về điều kiện khí hậu
Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng từ 15-350C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng.
Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.
Ngoài ra, thời vụ trồng chuối cũng nên điều chỉnh tuỳ theo mùa vụ. Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu, hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.
*Yêu cầu dinh dưỡng
– Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.
– Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.
+ Thiếu kali: cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.
+ Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt
+ Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.
– Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ.
– Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém.
III. Đặc điểm cây giống
-
Đặc điểm cây giống
-
Mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
-
Nhưng để chuối cho thu hoạch vào đúng dịp tết, quả thơm ngon, mẫu mã đẹp, cần sự tính toán, khéo léo của người trồng. Và nông dân trồng chuối mỗi nơi lại có những bí quyết riêng, bởi đồng đất, khí hậu mỗi nơi mỗi khác.
-
Giống chuối nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.
-
Chiều cao cây giống: 7cm – 15cm
-