Cây nhãn giống siêu ngọt Hưng Yên là giống nhãn còn tương đối mới trên thị trường hiện nay. Đây là giống nhãn được lai tạo và chọn lọc từ giống nhãn lồng cổ phố Hiến
Trong hội chợ triển lãm nông sản năm 2015 của tỉnh Hưng Yên, giống nhãn siêu ngọt lần đầu được giới thiệu được mọi người vô cùng yêu thích.
Một vài đặc điểm cây nhãn giống siêu ngọt
Nhắc đến cây nhãn là nhớ ngay đến nhãn lồng Hưng Yên. Nếu một lần đặt chân tới đây hẳn các bạn có thể bắt gặp loại quả đặc sản này ở khắp nơi: từ ven đường tới khuôn viên vườn nhà, đâu cũng là nhãn cả.
Ấy thế nhưng hẳn nhiều bạn không biết có một vùng tập trung trồng nhiều theo quy mô lớn đó là ở huyện Khoái Châu.
Khoái Châu hiện có 2 nhóm giống chính bao gồm: nhãn chín muộn Miền Thiết; nhãn T2, T6, nhãn siêu ngọt, một số giống nhãn chín sớm được trồng ở các vùng thâm canh cao, vùng chuyển đổi.
Các giống nhãn khá phong phú đáp ứng cho việc đa dạng cây trồng và rải vụ thu hoạch để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
Cây nhãn siêu ngọt là giống mới quả có trọng lượng trung bình 55-65 quả/kg, quả ra thành chùm rất sai. Quả có vỏ trơn bóng không sần cùi dày,nước nhiều, hạt rất nhỏ.
Khi ăn có vị ngọt đậm tan dần trên đầu lưỡi mà không loại nhãn nào có được.
Cây nhãn siêu ngọt rất dễ trồng và chăm sóc lại ít sâu bệnh do được chọn lọc và lai tạo từ cây nhãn thuần chủng nên có khả năng kháng một số loại sâu bệnh cơ bản và bệnh chổi rồng thường gặp.
Chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều bà con ở vùng đất nhãn Hưng Yên đã chọn cây nhãn siêu ngọt trồng để phát triển kinh tế.
Giống nhãn này thu hoạch chính vụ và có phần hơi muộn hơn một chút so với giống nhãn truyền thống tức là vào giữa tháng 7 đến tháng 8 hàng năm
Làm thế nào đẻ phân biệt được giống nhãn siêu ngọt với các loại nhãn khác?
Có 2 phương pháp phân biệt chính là qua lá và qua quả chín
Phân biệt qua lá: Thường chỉ áp dụng với người sản xuất cây giống, hoặc nhà vườn có kinh nghiệm trồng nhãn lâu năm được tiếp xúc với nhiều loại khác nhau mới có thể phân biệt.
Dưới đây là một số đặc điểm thường thấy có thể phần nào giúp các bạn trong quá trình chọn mua giống nhãn.
Lá nhãn siêu ngọt có màu xanh bóng mặt trên nhẵn, phần dưới thô ráp nhạt màu lá thuôn dài hơi phình ở đầu lá. So với lá nhãn lồng thì to, dài và có vẻ dày hơn một chút.( xem hình ở dưới )
Phân biệt qua trái :
Vỏ trái có màu vàng ươm hơi giống mầu da lươn trơn mà không bị xù xì. Trong cùi có màu trắng ngà nhiều nước và hạt tương đối bé.
Một số giống nhãn mới được nhà nước công nhận
Hội đồng khoa học (Bộ NN&PTNT) vừa công nhận thêm 3 giống nhãn chín muộn mới là: PHM 99- 1.1, PHM 99- 2.1 và HTM - 1 và cho phép được trồng khu vực hoá ở các tỉnh miền Bắc.
Đây là những giống nhãn đã được Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương nghiên cứu, tuyển chọn từ các giống nhãn phổ biến ở phía Bắc.
Giống PH-M99-1.1 (Phố Hiến muộn): Giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại các vườn nhãn lồng tại các huyện Châu Giang (cũ), tỉnh Hưng Yên, có lá mỏng màu xanh nhạt, mép lá hơi lượn sóng, phiến lá rộng.
Quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, có nhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả. Ăn ngọt đậm, ít thơm, độ brix 20,1%. Năng suất trung bình 200kg/cây. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ 15-8 đến 15- 9.
Giống PH-M99-2.1 (Phố Hiến muộn): Được tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại các vườn nhãn lồng ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, giống PH- M99- 2.1 có lá dày màu xanh thẫm, mép và phiến lá hơi lượn sóng.
Quả tròn có màu vàng sáng, vỏ quả nhẵn. Cùi dày, dễ tách, ăn giòn, ráo nước, thơm và có màu trắng đục. Độ brix 21,6%. Năng suất trung bình 200kg/cây. Thời gian cho thu hoạch từ 20 đến 25-8.
Giống HTM-1 (Đại Thành): Giống được chọn lọc từ cây nhãn tổ 100 năm tuổi ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai (Hà Tây).
Đặc điểm của HTM- 1 cây sinh trưởng khoẻ, lá màu xanh đậm, phiến lá rộng và mỏng, chùm hoa to trung bình.
Quả màu vàng sáng, mỏng vỏ, thường bị vẹo, cùi dày màu trắng trong, giòn, nhiều nước, thơm. Độ brix 21,9%. Năng suất trung bình 300kg/cây, thời gian cho thu hoạch là từ 1-9 đến 20- 9, là giống nhãn chín muộn nhất.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây nhãn giống siêu ngọt
Nhãn siêu ngọt có sức đề khàng tốt hơn so với giống nhãn lồng truyền thống, do đó nó có thể thích nghi với nhiều khu vực khí hậu và thổ nhưỡng.
Tuy vậy, theo kinh nghiệm thực tế , nhãn siêu ngọt phát triển tốt nhất trên chân đất thịt xốp pha cát nhẹ có khả năng thoát nước tốt.
Để có thể đạt năng suất và chất lượng quả tốt nhất anh chị em làm theo hướng dẫn sau đây
Yêu cầu về chọn giống đem trồng
Phần lớn cây giống nhãn siêu ngọt được trồng theo hình thức ghép mắt. Giống đem trồng phải đạt đủ tiêu chuẩn chiều cao 40 cm. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm. Mắt ghép đã già liền sẹo vết ghép.
Không có hiện tượng bị sùi nơi vết ghép và không bị nấm bệnh
Yêu cầu về làm đất và mật độ hố trồng
Đất trồng nhãn yêu cầu phải làm kĩ, diệt sạch mầm bệnh và cỏ dại có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học như Trichoderma để xử lý đất và tạo hệ thống vi sinh vật tự nhiên có ích tốt cho cây.
Hố được đào với mật độ 5x5m hoặc 5m x6m . Kích thước chuẩn là 50x50cm . Ở một số khu vực đất xấu nhiều sỏi có thể đào rộng hơn càng tốt.
Sau khi đào hố, cần chuẩn bị bón lót bằng phân chuồng từ 7-10kg . Nếu không có thì thay thế bằng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ cũng được.
Kiểm tra độ pH của đất trong ngưỡng từ 5-6,5 là đẹp nhất. Vơi chân đất chua do canh tác lúa hoặc rau màu lâu năm chuyển đổi thì ta nên dùng vôi bột rải đều khử chua trước khi trồng
Toàn bô quá trình chuẩn bị và làm đất tiến hành trước khi trồng từ 20-30 ngày.
Các bước trồng cây
Sau khi chuẩn bị đất xong, ta tiến hành bóc bỏ vỏ bọc bầu ươm cây, nên tiến hành cẩn thận tránh làm vỡ bầu cây ảnh hưởng tới bộ rễ của nó.
Nhẹ nhàng đặt cây xuống hố sao cho mặt bầu cây thấp hơn miệng thành hố từ 2-3cm. Đặt sao cho rễ của cây không bị gập nát. Duỗi đều rễ tòa ra các hương.
Vùi đất nhỏ trước , sau đó dùng những hòn to hơn chèn lên trên.
Tưới ẩm thật đẫm nước sau khi trồng, dùng tay hoặc chân ấn nhẹ xung quanh gốc cho chặt đất . Có thể sử dụng que chống trong thời gian đầu phòng trường hợp cây bị đổ.
Chế độ tưới
Tùy theo mùa trồng và khu vực trồng mà ta có chế độ tưới cho cây nhãn siêu ngọt phù hợp.
Nếu trồng vào thời tiết khô ít mưa nơi khô hạn thì ta nên tưới thường xuyên từ 2-3 ngày một lần là tốt nhất. Duy trì độ ẩm của đất đạt từ 50-60% là được.
Một số nơi trồng ở chân đất thấp hay ngập nước thì cần phải làm mương máng tiêu thoát tránh hiện tượng bị úng rễ gây thối chết cây
Bón phân
Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1kg Super lân.
Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE + 200g Super lân +100g KCl.
+ Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.
+ Năm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần.
Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Tỉa cành
Tỉa cành tạo tán và bón phân đầy đủ để cây có sức phát cành đâm lộc Đảm bảo cho cây thoáng đãng, mọi phía của cây đều nhận được ánh sáng một cách đầy đủ,
Ngoài ra để khống chế được chiều cao cây ở mức thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió bão và tiện cho thu hoạch, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh
Mua cây giống nhãn siêu ngọt ở đâu? Giá bán giống nhãn siêu ngọt