Giống lan hồ điệp

1 / 6
Giá bán: Liên hệ


Số lượng:
  • Giống lan hồ điệp

  • Mã sản phẩm: Giống lan
  • Trạng thái: Còn hàng

Giống lan Hồ điệp là những loài Lan ưa bóng râm, khoảng 30-40% ánh sáng trực tiếp. Lan hồ điệp giống cần lượng ánh sáng ít hơn so với lan hồ điệp trưởng thành.

Tưới nước nhiều vào mùa hè nhưng tránh nước đọng ở rễ và đặc biệt là lá vì lá dày mềm, đễ thối và tồn thương. Nên tưới vào buổi sáng để tránh đọng nước vào buối tối, dễ thối lá lan hồ điệp.

Liên hệ ngay để được giá tốt:

0985.70.89.81 - 0974.36.68.69

 

Giống lan Hồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều đáp ứng nhu cầu thị trường thật nan giải.

Giống lan Hồ Điệp

Lan hồ điệp là một trong những giống lan rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm trồng trọt mang lại hiểu quả kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ…

Nhân giống hoa lan hồ điệp bằng cách tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoaHồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều đáp ứng nhu cầu thị trường thật nan giải. Trong những năm gần đây, công nghệ lai giống kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm cho tỷ lệ nảy mầm cao, tạo nên sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mang tính ngẫu nhiên thu được cây có tính trạng yêu thích và gần như không thể có được cây con cho hoa đẹp như cây mẹ. Để khắc phục điều này, các nhà nuôi cấy mô đã dùng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo dòng cây ổn định về mặt di truyền. Cây giống tạo ra theo phương pháp này gọi là cây tạo dòng (cloning). Phương pháp này có ưu điểm tạo nên được những quần thể cây con đồng tính trạnh, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa đồng đều. Tuy nhiên, phương pháp này thực hiện rất khó thành công, đỉnh sinh trưởng quá nhỏ bé nên không thể tái sinh hoặc chết đi qua lần khử trùng.

Lan Hồ Điệp là loại lan đơn thân, thân ngắn và mỗi cây cho một đỉnh sinh trưởng nên để có nguồn mẫu cấy mô cần phải có nhiều mẫu ban đầu làm tăng chi phí quá trình nuôi cây. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô trong nước cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy, phát hoa Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ phần gốc, có bề mặt nhẵn bóng dễ khử trùng, tỷ lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về di truyền. Quá trình nhân giống lan Hồ Điệp được tiến hành như sau

 

Cách nhân giống thứ nhất: Tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoa

Quy trình nhân giống lan hồ điệp nuôi cấy từ phát hoaVật liệu: Phát hoa lan Hồ Điệp được thu khi hoa đã nở hết trên cành. Chọn những phát hoa to khỏe, cắt những đốt chứa mắt ngủ dài 4cm, tách bỏ vỏ bao quanh mắt ngủ. Tình trạng mắt ngủ phải còn trắng xanh hay hơi đỏ của màu phát hoa, loại bỏ những mắt ngủ bị hóa đen và bị trầy xước.

Tiến hành khử trùng:

+ Lau nhẹ mắt ngủ bằng cồn 70 độ.

+ Tiến hành lắc với xà phòng loãng trong 3 phút và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hết xà phòng.

+ Trong tủ cấy, mẫu được ngâm trong cồn 70 độ trong 1 phút, sau đó được khử trùng với dung dịch javel có nồng độ 1:5 trong 25 phút.

+ Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3 lần).

+ Loại bỏ hoại tử, cấy mẫu lên môi trường có bổ sung BA 3mg/l.

Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện 25 độ C, 12 giờ chiếu sáng và độ ẩm là 80%.

Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa và mang các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo PLB từ mô lá.

– Khởi tạo việc cấy mô từ mô lá

Các mẫu lá thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5x5mm. Các mẫu lá được đặt nuôi trên môi trường MS 1/2 bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10mg/l, Adenin 10mg/l.

Sau 10 tuần nuôi cấy:

+ Các mô được hình thành chủ yếu từ các mảnh lá ở phần gốc và ít ở các mảnh lá phần đỉnh. Lá và thân mặc dù có những nét giống nhau về hình thái giải phẫu nhưng khác nhau về cách sinh trưởng và cách sắp xếp các mô.

+ Sau một thời gian, các chồi xuất hiện xung quanh mép lá tiếp tục phát triển trong khi phần mô lá ban đầu bị hoại đi. Phiến lá ban đầu được sử dụng như nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho chồi sau này nhưng hệ thống mạch của chồi được hình thành thì hoàn toàn độc lập với hệ thống mạch của mô mẹ.

– Sự ra rễ

Thông thường, các chồi tái sinh sẽ ra rễ và phát triển mạnh trên môi trường có bổ sung nước dừa, chuối, khoai tây…mà không cần bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào hết. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào giống, có một ít giống rất dễ đẻ chồi nách làm chồi chính phân nhánh không phát triển rễ được, lá nhỏ, thân chồi kéo dài, vì vậy chồi thường tồn tại ở dạng cụm chồi. Để khắc phục điều này, cấy từng chồi riêng lẻ lên môi trường có hormon tăng trưởng IBA với nồng độ 0.5-1mg/l, chồi sẽ ra rễ dài, lá to. Sau 3-4 tháng nuôi cấy có thể đem cây con ra trồng ngoài vườn ươm

 

Cách nhân giống thứ hai: Phương pháp cơ học

Nhân giống hoa lan hồ điệp

Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cắt ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Nên nhớ là cây phải được cắt bằng kéo cắt cành đã được khử trùng và sau đó phải trét Vadolin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và cuối cùng ta làm những động tác tiếp tục như cây thay chậu.

Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, vì thể mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo sự kích thích cây mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa khỏi thân cây mẹ. Tuyệt đối đừng bao giờ cắt ngọn cây mẹ để phần gốc còn lại nuôi dưỡng cây con, vì  nó sẽ mắc phải những khuyết điểm như phương pháp trên.

Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn bình thường, cây không bị sốc bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp.

Cách nhân giống thứ ba: Phương pháp kích thích tố

Nhân giống hoa lan hồ điệp từ chồi ngủ trên cành hoa đã tànMột vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ Điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ, chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. Có thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. Chất được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu. Ở phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).

Sau khi cây Hồ Điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/l axit Cinnamic + 5mg/ml 6-Benzyiamino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu.


#langiống, #câylan, #giốnglanhồđiệp
Nhà khách công vụ, học viện nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN
0985.70.89.81 – 0974.36.68.69   
http://giongcay.net
https://www.facebook.com/giongcay.net

Tags:Giống lan hồ điệp, cung cấp giống lan hồ điệp, phân phối giống lan hồ điệp, Giống lan hồ điệp giá rẻ, Giống lan hồ điệp giá tốt, bảng báo giá giống lan hồ điệp, mua giống lan hồ điệp ở đâu, cách chọn giống lan hồ điệp, cách trồng giống lan hồ điệp, phòng bệnh giống lan hồ điệp….

 

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Thu Hiền

Call: 0974.36.68.69

Tư vấn khách hàng dự án

   Thu Hiền

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Khánh

Call: 0985.70.89.81

Tư vấn khách hàng cá nhân

   Mr. Khánh

Fanpage

Bản đồ

Thư viện ảnh

Thống kê truy cập

  • Số người online: : 311
  • Hôm nay: 758
  • Hôm qua: 1267
  • Trong tháng: 26108
  • Tổng: 1442500